Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Tối ưu CSS bằng PurifyCSS

Giảm dung lượng CSS sẽ làm site của bạn load nhanh hơn, đó là điều ai cũng biết, minify là một cách làm rất thông dụng. Tuy nhiên nếu sau khi minify mà bạn vẫn chưa hài lòng, hãy đặt ra câu hỏi là ? Tại sao ở trang home và vẫn phải load css cho các element chỉ tồn tại ở trang single ? Đúng vậy, nếu bạn đang đi tìm lời giải cho bài toán giảm dung lượng CSS, thì đây bạn đang đi đúng hướng.
Vì mục đích đơn giản, mà ta đưa tất cả CSS cho tất cả element trên nhiều trang về cùng một file, đối với các site mà tỉ lệ sử dụng lại các element cao thì không ảnh hưởng nhiều, Nhưng nếu website có sự khác biệt lớn giữa các trang ( như theme Sen Việt đang sử dụng ) thì tỉ lệ css định nghĩa cho các element không hiển thị là rất lớn. Vì vậy phải loại bỏ những CSS của những element không hiển thị ở trang hiện tại.

Kiểm tra tỉ lệ CSS

Bạn có thể sử dụng công cụ Chrome DevTools để đánh giá tỉ lệ css không sử dụng tới. Cách sử dụng đơn giản :
  1. Dùng chrome truy cập vào website của bạn.
  2. Bấm f12, giao diện DevTool sẽ hiện lên.
  3. Chọn tab audits
  4. Click vào nút ‘Run’
Sau một hồi phân tích, bạn sẽ thấy được kết quả như trong hình dưới đây :



Trước khi loại bỏ
Trước khi loại bỏ

Như bạn thấy, đây có tới 1389 selector dùng để định nghĩa cho các element không tồn tại trong trang hiện tại, những file bạn thấy để 100% này thực ra là những file chỉ có vài dòng css thôi, quan trọng là file default.css, file này dung lượng lớn và có tới 86% css không cần thiết, đa số css không cần thiết nằm trong file này. Nếu click vào mũi tên ở bên trái, bạn sẽ thấy chrome liệt kê ra những css không cần thiết, bạn có thể search và xóa nó đi một cách thủ công, nhung tin chắc rằng nó rất lâu.

Cách giảm CSS bằng PurifyCSS

PurifyCSS là gì ?

PurifyCSS là một plugin của nodejs, dùng để loại bỏ các css không sử dụng trong một hoặc một vài trang nhất định. Nó parse các element có trong trang, và xử lý file css để chỉ giữ lại những css cần thiết. Nó cũng tích hợp chức năng minify. nên bạn có thể remove và minify cùng lúc.
Nó không chỉ hoạt động với các element tính ( các element được add khi server trả về cho browser ) mà còn hoạt động tốt với các element được add bằng javascript, Theo tác giả, thì plugin này cũng hoạt động tốt với jQuery, Angular, ReactJs. Bạn có thể test thêm với BackboneJs hoặc bất cứ thứ gì khác và report lại cho tác giả.
Theo số lượng commit trên github, thì tác giả của plugin này là Kenny Tran và là người Việt Nam. Rất thú vị, nhưng Kenny đang sống ở San Francisco, CA.

Cài đặt purifyCSS

Vì đây là plugin của nodejs, nên trước hết bạn phải cài đặt nodejs.
  1. Truy cập vào trang chủ của nodeJS và tải về file cài đặt.
  2. Cài đặt như các phần mềm bình thường khác
  3. Sau khi cài xong, mở cmd lên và thử : node –version
Cài xong nodejs, giờ cài purifyCss rất đơn giản.
  1. Tạo thư mục tại một nơi bất kỳ và đặt tên là purifyMyCss
  2. Giữ phím shift + right mouse, sau đó chọn ‘Open command window here’
  3. Gõ và lệnh : npm install purify-css



Install purifyCSS
Install purifyCSS

Khi cài đặt xong bạn sẽ thấy có thư mục node_modules xuất hiện. Đây là thư mục chứa mã plugin. Nhưng chúng ta đừng động gì tới nó nhé.

Lấy nội dung và css của website

Ở bước này, bạn cần lấy code html của website của bạn, purifyCSS sẽ sử dụng code này để xác định css nào cần giữ lại, css nào không. Bạn có thể lấy code 1 trang nếu bạn chỉ muốn lọc css cho một trang đó thôi, nếu muốn nhiều trang, thì bạn phải lấy code html của nhiều trang.
Bạn tạo thư mục tên html và lưu các file html của bạn vào đó, Cách lưu tốt nhất là bạn view-source của website và chép mã nguồn này về.



Lấy code html
Lấy code html

Sau khi có nội dung html, bạn cần nội dung file css, đơn giản thôi, tải file css của bạn về. Ở đây mình lưu file css của mình với tên default.css. Và chuyển qua bước tiếp theo là goi plugin để remove css

Remove css không sử dụng.

Bạn tạo file app.js với nội dung :

var purify = require( 'purify-css' );
purify( [
        'C:\\Users\\Nguye\\Desktop\\clearCss\\html\\test.html'
    ], [
        'C:\\Users\\Nguye\\Desktop\\clearCss\\default.css'
    ], {
        output: 'C:\\Users\\Nguye\\Desktop\\clearCss\\output.css',
        rejected: true,
        info: true,
        minify: false
    }
);

Dòng đầu tiên là để nodejs load plugin purify-css, nạo vào biến puriry. Sau đó gọi hàm purify với ba tham số lần lượt :
  1. Array hoặc string : Là mảng các đường dẫn tới file html hoặc nếu là string thì phải là nội dung html.
  2. Array đường dẫn tới các file css hoặc nếu là string thì là code css
  3. Phần option :
    1. minify : true nếu muốn minify file output
    2. output : Đường dẫn tới nơi bạn muốn lưu file output
    3. info : hiển thị thông tin về kết quả sau khi remove.
    4. rejected : Log lại những rule nào đã bị bỏ qua ( không xét đến khi remove css )
Giờ mở cmd tại thư mục này và chạy lệnh :
1
node app.js
Và dưới đây là kết quả audit sau khi đã loại bỏ các css không cần thiết. Thật đáng kể đúng không, Dung lượng file đã giảm 136kb, từ 174kb xuống 38kb. Dù google báo rằng còn 60% không sử dụng tới, nhưng kết quả này cũng rất đáng giá rồi đúng không ?
2015-06-29_21-52-17

Lời kết

Plugin này cũng không thực sự hoàn hảo, mình đã test nhiều lần, và thực tế thì nó không loại bỏ hết được những css không dùng tới, đôi khi nó remove luôn những css đã dùng tới. Vì vậy khi sử dụng, bạn phải cẩn thận kiểm tra nhiều lần để không ảnh hưởng tới hoạt động của Website.
Nhưng dù sao, đây cũng là một thư viện rất hữu ích, và dường như có khá nhiều người mong đợi nó, điều đó thể hiện qua số lượng star, fork và pr trên github. Tin rằng trong tương lai plugin này sẽ hoạt động chính xác hơn nữa.
Nhưng trong lúc đó, chúng ta có thể nghĩ tới một giải pháp có thể cho kết quả chính xác hơn, đó là sử dụng lõi xử lý css, js của chromium để process một website hoàn chỉnh, nhờ vậy bạn có thể biết chính xác những css nào không dùng tới,  thậm chí bạn còn có thể tối ưu css cho trang hiện tại. Nếu làm được điều đó, thì thật tuyệt vời. Hãy thử nhé.

Nguồn : senviet.org

Kế hoạch SEO cho một web mới trong giai đoạn đầu

Khi bắt đầu một chiến dịch SEO cho web mới thành lập, việc đầu tiên của bạn là cố gắng giành top các từ khóa ? riêng mình, mình không làm như vậy :)

Làm sao để seo một website mới?

Việc đầu tiên mình muốn nhấn mạnh ở đây là : một web mới tinh mà vội vàng đẩy top các từ khóa là điều hoàn toàn không tốt chút nào, chắc vấn đề này ai cũng biết nhưng có lẽ ít người chịu thực hiện theo vì thiếu sự kiên nhẫn hay do cấp trên nên áp lực công việc ... Ở đây mình sẽ không đề cập đến các việc onpage, hay lập plan mà chỉ đề cập về việc build link cho giai đoạn một tháng đầu kể từ khi website thành lập.

Vậy phải làm như thế nào ? 

- Xây dựng từ khóa mang thương hiệu : đó là việc xây dựng từ khóa nhưng không liên quan đến các dạng sản phẩm mà chỉ là thương hiệu đơn thuần, một ví dụ cụ thể để bạn thấy là từ khóa "RCF Việt Nam" với 1 web site mới nhưng đã có thể có được sitelink trong một thời gian ngắn. Việc xây dựng từ khóa mang thương hiệu có lợi gì ? Nó mang đến sự uy tín cho web của bạn và tất nhiên sau này khi xây dựng các bộ từ khóa khác sẽ dễ dàng hơn nhiều.

- Chia sẻ hình ảnh rộng rãi : Hiện tại có rất nhiều website cho phép bạn chia sẻ hình ảnh của web bạn lên đấy (cái này có lẽ mình không cần liệt kê ra đây) Vậy bạn hãy cố chia sẻ càng nhiều càng tốt, thêm vào đó bạn cũng có thể chia sẻ hình ảnh lên các diễn đàn, backlink dạng hình ảnh rất chất lượng và độ tương tác cũng rất ổn và nó cũng hổ trợ việc nâng cao độ uy tín cho web của bạn.

- Chia sẻ bài viết : Với một website mới, bài viết nên có độ unique càng cao càng tốt, vậy nếu bạn mang đi chia sẻ như vậy liệu có bị ảnh hưởng nhiều đến web hay không ? Với mình thì thời gian đầu này mình chỉ để backlink dạng dẫn nguồn bài viết và link là dạng "link trần" .

- Tương tác MXH : Đây là một điều khá quan trọng trong giai đoạn này, vì chưa có từ khóa top nên việc lấy traffic chủ yếu là từ MXH, hãy làm tốt công tác này .

=> Trên đây là bốn điều mà mình ưu tiên khi bắt đầu SEO cho một trang web mới, mình lấy mấy điều trên làm tiền đề hay làm nền móng để thực hiện các kế hoạch SEO sau này, cảm ơn các bạn đã đọc tham khảo !

Nguồn : seomxh.com

8 cách tối ưu content dễ bị bỏ qua


Những lỗi SEO này có thể dễ dàng sửa chữa, tuy vậy bạn lại rất dễ dàng bỏ qua nó. Cùng xem chia sẻ của Janet Driscoll Miller về những lỗi thường gặp nhất trong 10 năm làm việc trong ngành này.

Dưới đây là 8 lỗi thường gặp nhất khi tối ưu hóa content cho SEO.

1. Tiêu đề viết tệ hoặc bị trùng lặp

Không biết tại sao mọi website đều muốn bỏ tất cả mọi thứ vào tiêu đề? Trong khi đó, những trang khác lại chỉ có một tiêu đề lặp lại cho tất cả các trang. Một tiêu đề tệ đôi khi lại là một tiêu đề bị nhồi nhét từ khóa khác nhau cho SEO.

Chức năng quan trọng của tiêu đề không chỉ liên quan tới thứ hạng từ khóa mà nó giúp bạn đạt được thứ sau khi đã có thứ hạng. Hãy xem qua ví dụ khi chúng ta tìm từ khóa “Italian restaurants in Charlottesville”


title.jpg ​


Trang đứng nhất tốt cho nên có thứ hạng cao. Tuy nhiên, khi so sánh nó với website đứng thứ 2 thì nó thu kém khá nhiều. Nhà hàng Travinia đã làm tốt công việc của mình và kèm theo cả từ khóa (“Italian,” “wine bar,” “Charlottesville”) trong tiêu đề, nhưng hơn nữa, nó giúp bạn hiểu được về sản phẩm của nhà hàng ngay từ tiêu đề.

Hãy tận dụng tiêu đề để có được lợi thế. Bạn có khoảng 50-60 kí tự cho thông điệp trên tiêu đề. Rõ ràng, với những từ khóa của mình bạn phải quyết định làm sao viết tiêu đề khách hàng cảm thụ được.

2. Meta description viết tệ

Tôi thường quan tâm tới tiêu đề và bạn đồng hành của nó meta description, nó như một cơ hội cho các marketer tận dụng để lôi kéo khách hàng click vào trên kết quả tìm kiếm. Không giống như title, thẻ description tô đậm các từ khóa đã được gõ vào khung tìm kiếm, giúp cho người dùng có thể xác định được kết quả tìm kiếm nào trùng khớp nhiều nhất.

Nhưng thế nữa, ngoài việc chứa từ khóa thì đoạn mô tả này chính là lời kêu gọi để bán hàng. Hãy nghĩ xem tại sao người dùng click vào các kết quả tìm kiếm này, và tận dụng nó. Tôi rất thích nhìn vào các kết quả của ứng cử viên chính trị để xem họ sửa chữa như thế nào. Đây là kết quả tìm kiếm cho “Ted Cruz for President”


Cruz.jpg ​


Một sự bất cân xứng thông tin, khi tiêu đề khi là “Ted Cruz for President” (Ted Cruz ứng cử Tổng thống) thì trong description lại không được cập nhật, nó vẫn còn mô tả từ lúc ông ấy vận động chiến dịch ở Senate 2012. Điều này sẽ gây ra những bối rối cho người dùng, họ sẽ không click vào vì không tin tưởng vào kết quả tìm kiếm.

Mặt khác, Chris Christie lại làm tốt việc của ông ta khi có một đoạn mô tả rất tốt, sáng sủa cho chiến dịch tranh cử trên trang chính thức của ông ấy. Team của ông đã dùng tất cả kí tự có thể để viết một thông điệp như sau:


Christie.jpg ​


Vậy điều gì xảy ra nếu bạn không viết description? Google sẽ tự động chọn cho bạn. Bạn có muốn thế không? Hãy xem kết quả tìm kiếm của ứng cử viên Rand Paul:


paul.jpg ​


Đoạn mô tả này có vẻ như không hay cho lắm. Đó là vì Google đã lấy nó từ trang chủ của website vì không có description nào trong bài viết này.


paulcode-800x97.jpg ​


Trang này có open graph description nhưng nó không có meta description. Và google sẽ không lấy open graph description dùng làm meta description. Hãy nói với người dùng tại sao họ cần click vào kết quả của bạn hơn là các đối thủ khác.

3. Xem xét sitelink

Sitelink được tự tạo bởi Google, nhưng thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra lại xem nó được tạo ra như thế nào. Sitelink là cách tuyệt vời để có được traffic sâu vào trong website, những nơi bạn có thể muốn khác hàng tới. Hãy nhìn vào ví dụ của Ted Cruz:


Cruz.jpg ​


Sitelink thứ 2 là “Here”. Nó dẫn tới trang để đóng góp tiền, nhưng lại không rõ ràng trong kết quả tìm kiếm, sẽ làm mất đi một số lượt đống góp.

Đây là kết quả tìm kiếm cho “Google search console”


 ​


Cũng như bạn đã biết Google Webmaster Tools đổi tên thành Google Search Console vào tháng 5, các site link vẫn là những link cũ. Hãy luôn bảo đảm rằng bạn kiểm tra các sitelink này có lỗi không và cũng có thể mở rộng nó nếu muốn.

4. Thiếu cấu trúc

Kết quả hiển thị tìm kiếm bổ sung (rich snippet) là một cách tốt để kết quả bạn lớn hơn và được nhiều người thấy hơn. Nhưng nếu bạn không thể viết chúng theo cấu trúc, có thể sử dụng công cụ Google’s Data Highlighter (tuy nhiên, nó chỉ tạo được rich snippet cho Google thôi, không phải trên các công cụ tìm kiếm khác)


bestbuy.jpg ​


Mặc dù Best Buy đứng trên Amazon trong kết quả tìm kiếm này, thế nhưng mắt bạn chú ý vào kết quả nào đầu tiên? Kết quả đánh giá/rating của Amazon trong phần bổ sung giúp nó có được nhiều click hơn mặc dù không ở thứ hạng cao nhất.

Nếu bạn có thể, hãy dùng các cấu trúc giúp code hoạt động tốt hơn. Nếu bạn sử dụng những template có sẵn trong CMS của mình thì nó cũng đơn giảm như việc tạo snippet cho các bài đăng vậy. Nhưng nếu bạn không rành lắm thì Google Data Highlighter có thể giúp bạn.

5. Theo dõi Analytics bị hỏng

Analytics là người bạn thân thiết của các marketer và webmaster, nó giúp bạn biết ai vào, ai ra, làm sao họ tới được đó, họ tiếp xúc với website như thế nào. Tuy nhiên, hơn 80% thời gian khi tôi làm SEO thì analytics luôn xảy ra lỗi. Bạn không thể đánh giá được kết quả về traffic nếu như analytics bị lỗi, vì vậy hãy kiểm tra code cẩn thận

Có một công cụ tên là Google Tag Assistant giúp bạn kiểm tra lỗi của các thẻ Google gắn trên website.

6. Nhúng video tệ

Video là một nguồn content tốt cho website, thế nhưng tôi thường thấy các video trên web không tốt cho SEO. Có rất nhiều trang có dùng JavaScript để chèn video như Huyndai Santa Fe trong hình dưới


[​IMG]


Ví dụ trên là một cách thức marketing tốt, thế nhưng video popup này không cho phép trang web đứng thứ hạng cao được. Với tôi thì việc này khiến nó bỏ lỡ cơ hội để có thứ hạng. Thay vào đó, nó lại đưa ra quá nhiều thông tin trên trang. Điều này không hoàn toàn xấu, nhưng tôi sẽ thích được xếp hạng cao hơn.

Ngược lại, Ford chèn video của họ vào các trang bài viết của mình, nhưng lại giúp nó có xếp hạng từ khóa tốt:


ford.jpg ​


Phần description cho chúng ta chính xác video là về cái gì. Hãy cân nhắc khi cho video vào website và cho chúng vào các bài đăng hơn là chèn JavaScript tạo popup.

7. Có quá nhiều code thừa

Chúng ta cần chấm dứt tình trạng này, website của bạn không cần những dòng code đó. Các dòng code thừa sẽ khiến website load chậm hơn. Google cũng đã đưa ra các gợi ý để có thể giảm thiểu code và tối ưu hóa tốc độ site. Hãy sử Google’s PageSpeed Insights Tool, điền URL website của bạn vào và xem gợi ý chỉnh sửa.

Tuy nhiên, công cụ của google cho bạn biết được thông tin về các dòng code cũ trên web. Ví dụ, bạn sử dụng một công cụ tự động và thay bằng công cụ khác như chưa bỏ dòng code trước đó, và nó thừa ra. Một trong những công cụ giải quyết chuyện này là Plugin Ghostery cho Chrome. Nó cho phép bạn theo dõi các mã tracking code trên website để biết có đoạn nào thừa không, cho dù bạn không biết cả HTML. Nếu bạn rành HTML thì hãy tự kiểm tra code của mình và tìm xem có thể xóa bớt thứ gì.

8. Không có XML sitemap

Tôi đã từng làm một nghiên cứu xem bài viết của mình bao lâu thì được index khi nó xuất hiện trong XML sitemap hoặc sitemap đăng kí với Google Search Console. Và kết quả là 8 giây.

Có thể nói nó được index nhanh hơn cả chuyện tôi mở trình duyệt và tìm kiếm. Bạn viết content tốt thì phải đảm bảo rằng nó được index càng sớm càng tốt để tăng thứ hạng. Để tạo XML sitemap, bạn có thể sử dụng các plugin sẵn có cho CMS ví dụ như Yoast SEO cho WordPress.


8 CÁCH TỐI ƯU CONTENT DỄ BỊ QUA

Bạn có tạo thuận lợi cho công cụ tìm kiếm crawl website không


Sau nhiều năm quan sát các công cụ tìm kiếm, thật thú vị khi thấy có quá nhiều thay đổi đã diễn ra. Chúng ta đi từ việc phân tích từ khóa hiệu quả tới tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, đi từ bước đầu thu hút khách hàng cho tới bước cuối cùng trong phễu chuyển đổi. Dù vậy, vẫn có một bước ở giữa rất quan trọng đó là cánh cửa để bước vào website.


Trong khi người dùng là mục tiêu quan trọng tác động tới yếu tố chuyển đổi thì những người làm SEO phải quan tâm tới sở thích của công cụ tìm kiếm, để có nhiều lượt hiển thị hơn nhằm thu hút người dùng. Từ góc nhìn của một người làm SEO, trước khi người dùng bước vào web thì công cụ tìm kiếm vào được web một cách dễ dàng, không bị gián đoạn.



Nếu bạn cố gắng để cải thiện chất lượng của website đối với công cụ tìm kiếm thì bạn cũng làm một việc tương tự đối với người dùng. Bài viết này đưa ra một danh sách các việc cần làm để giúp trang của bạn được công cụ tìm kiếm crawl tốt hơn.



Kết nối



Công cụ: Pingdom Website Speed Test





Trước khi nghĩ tới chuyện công cụ tìm kiếm vào thăm website, bạn cần phải xem xét trang web của mình kết nối với server như thế nào. Việc đầu tiên là kiểm tra Ping và Traceroute để xem có vấn đề gì trong kết nối không.



Một phương án khác là kiểm tra dữ liệu thẳng từ Google Analytics. Xem trong phần Behavior>>Site Speed>>Page Timings các thông số như Avg. Redirection Time, Avg. Domain Lookup Domain, Avg. Server Connection Time, and Avg. Server Response Time.



[​IMG]



Sự rõ ràng



Tools: Google Search Console và Sitemap Writer Pro



Tôi gọi đây là “sự rõ ràng” vì nó thật sự là điểm bắt đầu của công cụ tìm kiếm trên website. Nó là nền móng của SEO. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy nó không quen thuộc gì, dưới góc nhìn của SEO, nó có thể giới hạn khả năng của bạn.



robots.jpg



Bạn sẽ xem trong phần Google Search Console>>Crawl>>Robots.txt tester để xem Google bot vào file robots.txt như thế nào, cái gì bạn không cho nó thấy. Đây là cơ hội tuyệt vời để xem xét lại những thứ bạn bỏ qua và cho phép bạn kiểm tra lại những vùng có thể có giá trị mà không cho công cụ tìm kiếm vào xem.



Chạy kiểm tra những trang quan trọng nhất của website để chắc chắn khôgn có lỗi lầm nghiêm trọng nào. Bạn cũng nên đảm bảo sitemap hiện tại chứa đầy đủ các trang, hình ảnh, video để công cụ tìm kiếm có thể vào xem thường xuyên khi nó cần.



Tải trang



Công cụ: Pingdom Website Speed Test và Google PageSpeed Insights



Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng qua nhiều năm nay. Yếu tố này tối ưu khi những file riêng CSS và JavaScript để gọi ra càng ít càng tốt. Tôi thấy nhiều người có thể đáp ứng được việc tối ưu này, nhưng lại thường bỏ qua các trang 404 hoặc những trang redirect. Mặc dù redirect không phải là điều xấu nhưng nó cũng khiến cho công cụ tìm kiếm ngừng crawl trang web một thời gian.



mccoy4.png ​



Chúng ta sử dụng công cụ Pingdom's speed test một lần nữa, bởi nó có công cụ xem xét tải trang rất tốt. Với những trang mà request lâu, bạn có thể thấy màu của file đó được tô màu khác như kiểu file chết hay redirect.



Nhân tiện khi chúng ta nói với redirect, cách để giúp cho bọ crawl website dễ dàng hơn thì hãy sử dụng redirect nội website. Sử dụng các công cụ như Xenu's Link Sleuth hay SEMrush Site Audits bạn có thể tìm ra được những link nội bộ hỏng hay redirect.



Render trang



Công cụ: Google Search Console (Fetch as Googlebot and Blocked Resources)



Khi bạn tới đây thì website đã được tối ưu về việc load các file. Vậy công cụ tìm kiếm thấy nó như thế nào? Nó chỉ load content của bạn thì không có nghĩa là lỗi không xảy ra. Sử dụng Fetch as Googlebot trong Search Console, bạn sẽ thấy được liệu bài viết của mình được người dùng nhìn thấy giống với những gì bọ nhìn thấy. Trong khi đó, xem trong phần Blocked Resources bạn có thể kiểm tra lại lần nữa những trang bị chặn bởi server bị time out hay là do robots.txt chặn.



Trùng lặp nội dung hoặc là Crawl thừa



Công cụ: SEMrush Site Audit, SiteLiner, và tự kiểm tra thủ công



Tôi đã nói tới redirect và link hỏng, và chúng ta có thể bàn sâu hơn về việc chuyển hướng các đường link nhưng cái tôi muốn nói ở đây là về việc crawl dư thừa và những trùng lặp trong content không phát hiện được. Khi mà Googlebot bỏ thời gian vào web để crawl bài, bạn có muốn có làm việc một cách nhanh chóng nhất hay là làm phiền nó với những trang trùng lặp hoặc đã được crawl rồi?



Có những công cụ giúp bạn phát hiện trùng lặp như SiteLiner hay SEMrush, tuy nhiên cách tôi thường làm là copy lại tiêu đề hoặc câu trong content để tìm kiếm trong site. Bạn sẽ thường phát hiện ra những nội dung trùng lặp trên nhiều trang khác nhau hoặc trùng lặp content trên sub-domain.



Kết luận



Dĩ nhiên là chúng ta không thể làm mọi thứ để mở cửa cho công cụ tìm kiếm vào website được nhưng tôi đã liệt kê ra cho bạn những điểm chính mà các trang thường mắc lỗi. Hãy nghĩ về quá trình crawl của công cụ tìm kiếm khi nó vào site, gõ cửa và bạn mở cửa cho nó vào.

Nguồn: seomxh.com

16 nguồn khai thác Backlink có thể bạn chưa biết


Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo và phân tích những phương pháp khai thác backlink “bí mật” từ chuyên gia Brian Dean để xem ông đã đối phó thành công với các từ khóa cạnh tranh như thế nào. Đa số những kỹ thuật này đều ít ai biết đến nhưng lại cực kỳ hiệu quả và là những cách tốt nhất hiện nay theo như Brian Dean đã chia sẻ. 

Bonus: Có thể download miễn phí tài liệu bằng Tiếng Anh của Brian Dean tại đây

1. Submit link trên các site chia sẻ audio nhạc 
SEOer chưa từng nhắc đến các website chia sẻ audio trước đó, điều này có vẻ sẽ khiến bạn ngạc nhiên nhưng nó hoàn toàn dễ có được Backlink. 

Và tất nhiên bạn phải có những kỹ thuật đúng đắn cho phương pháp này bởi nếu không làm đúng cách, khi tải những audio lên các site chia sẻ âm nhạc này thì có thể gây ra nguy hiểm cho website vì các site này có độ uy tín khá lớn. 

Tất cả những gì bạn cần làm đó là tạo ra một mẩu audio (nên là nhạc) và sau đó upload nó lên các site cho phép chia sẻ audio miễn phí có uy tín. 

Dưới đây là ví dụ (liên kết dofollow):

[​IMG]

Thậm chí bạn không cần phải là một thiên tài về âm nhạc mà vẫn có thể tận dụng được kỹ thuật này. Bấm nút thu âm ở mic laptop hay trên điện thoại và có thể sáng tạo nhiều kiểu tạo ra âm thanh như Beatbox, hát…Chỉ cần thu âm thứ gì đó và đăng nó lên, và có ngay một backlink chất lượng. 

Tuy nhiên, chúng tôi không muốn bạn là một spam ở đây nên hãy tạo ra một trang cá nhân có nội dung đầy đủ, chi tiết và hợp pháp một chút, nếu không thì sẽ bị xóa tài khoản nhanh thôi. 

2. Từ thiện 
Ở nước ngoài, người vào xem trang web hay có văn hóa từ thiện cho chủ website đó. Nếu bạn không đủ “vị tha” để có thể làm từ thiện cho một website thì có thể một vài backlink sẽ khiến bạn có động lực để làm điều này hơn. 

Có hàng tấn các website PR6 sẵn sàng đưa cho bạn backlink và đổi lại chỉ một vài đồng từ thiện. Và những website này có một hồ sơ Backlink vô cùng khủng. 

Hãy nhìn vào một website PR7 dưới đây về số lượng Backlink của họ 


[​IMG]

Nếu chỉ là trao đổi mua bán backlink thông thường thì chắc chắn bạn sẽ phải mất kha khá tiền, nhưng nếu là từ thiện thôi, thì có lẽ số tiền bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng có nhiều website nước ngoài họ yêu cầu mức từ thiện tổi thiểu phải là ở một khoảng nào đó ví dụ $12 cho một backlink ở trang page PR5. 

Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm về những website này bằng cách tìm một số chuối từ khóa tìm kiếm như: 

“donate to us”

“contributors page”
“sponsors page”
allintitle: “contributors”
allintitle: “sponsors”


3. Blogger Reviews
Nếu bạn code được một phần mềm, 1 bản pdf …hay sản phẩm công nghệ dịch vụ nào đó bất kỳ thứ gì giá trị bạn có thể bán thì bạn hoàn toàn có thể biến nó dễ dàng thành những backlink chất lượng cao. 


Bằng cách nào? Bằng cách tặng cho các blogger khác miễn phí. 


Cách làm: 

a. Tìm một blogger trong cùng niche của bạn mà họ đang quan tâm đến cái mà bạn sẽ public cho sử dụng miễn phí. Nếu bạn viết về cách khai thác backlink thì bạn có thể gõ tìm kiếm cho cụm “thủ thuật backlink cho website”, “cách tạo ra backlink”…

b. Lọc các kết quả từ các trang như ehow, wiki… và rồi để lại những trang mới, những trang có độ uy tín mà do cá nhân quản trị. Và cuối cùng bạn sẽ có thể có được những những blogger mà quan tâm đến sản phẩm của mình
c. Liên hệ với họ về việc sử dụng (đọc) sản phẩm và viết bài nhận xét (review)

Lưu ý cẩn thận về ngôn ngữ mà bạn sử dụng khi gửi cho họ, không nên mang hình thức quảng cáo quá nhiều. Đây không phải coi là một hình thức trao đổi backlink bởi bạn cung cấp sản phẩm cho người khác nhưng họ có thể từ chối viết review và nó hoàn toàn không vi phạm điều lệ của Google. 


4. Trao giấy chứng nhận 
Các website lớn nhỏ đều rất thích “khoe khoang” các khách hàng thân thiết của họ như một sự tri ân đặc biệt. Nếu bạn sử dụng một dịch vụ hay sản phẩm nào đó, đừng ngần ngại gửi cho họ những lời nhận xét hay sự tán thưởng, chắc chắn họ sẽ chắc chắn sẽ đặt bạn vào trang web của họ để một phần “quảng bá” hình ảnh tích cực đến cho các khách hàng khác. 



– Một hình ảnh của khách hàng quen thuộc với lời bình luận của họ, kèm theo link website trở về trang chủ. 

Để chứng thực khách hàng này là người thực, họ hay đặt một đường link của website mà không cần phải hỏi trước. Khi đó bạn đã có một backlink tuyệt vời từ các trang PR cực cao. 

5. Đòi lại liên kết
Khi bạn tìm kiếm tên thương hiệu của mình trên mạng và vô tình thấy một số website khác có đề cập đến website của mình nhưng không chèn link vào đó (tức sẽ không có backlink). 

Bạn có thể liên hệ với người quản trị website rồi nhắc nhở họ chèn thêm liên kết của bạn vào. Đây là lúc đòi lại liên kết mà bạn xứng đáng nhận được. Rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. 

Để có thể tìm được tên thương hiệu được đề cập chính xác ở những website nào thì bạn có thể dùng công cụ BuzzSumo hay Mention.net để tìm kiếm. 


Check lại xem họ đã liên kết hay chưa, nếu chưa thì hãy nhắc nhở họ làm điều đó. 


6. Các web directory
Nhiều người nghĩ rằng directory submit đã chết. Nhưng thực sự không phải. Mặc dù trước đó Google đã tiến hành deindex hàng loạt các web directory không đủ chất lượng nhưng điều đó càng chứng tỏ rằng các web directory chất lượng vẫn thực sự hoạt động tốt. 

Và tất nhiên liên kết với các web này sẽ thật tuyệt vời cho website của bạn. 

Dưới đây là một số web thư mục mà bạn có thể xem xét submit: 


Free: 


PHP:
http://directory.r-tt.com/Submit_Site/ 

https://www.somuch.com/submit-links/?TopicID=&CategoryID= 

http://www.directoryworld.net/ 
http://www.allthewebsites.org/ 

Có trả phí: 

PHP:
http://familyfriendlysites.com/ffStatipPages.asp?stindex=3 

http://www.business.com/directory/

7. HARO
HARO là tên viết tắt của một website http://www.helpareporter.com/sources và cũng là cách để bạn có thể có được những backlink chất lượng từ phía các website tin tức uy tín. 


Cách thức để làm điều này đó là: 


1. Đăng ký HARO theo đường link trên. 

2. Bạn sẽ nhận được 3 email mỗi ngày từ người gửi tin và họ là những người đang chờ những bài viết sẽ được gửi lại, và tất nhiên là có kèm theo hạn viết là ngày bao nhiêu. Ví dụ như hình sau:

[​IMG]

3. Và bạn có thể đáp lại mail này với một vài tip hay ho và sau đó họ sẽ kết nối với bạn với một backlink. 


8. Các backlink nguồn .edu
Mọi người đều biết rằng các liên kết từ web .edu là những backlink cực kỳ chất lượng. Và nếu bạn có những nội dung khá chất lượng trong website thì bạn hoàn toàn có thể có đượcmột vài backlink từ tên miền .edu chỉ với một vài lời đưa đẩy, trao đổi. 


Ví dụ, có rất nhiều các website trường đại học thường trích dẫn link của các bài viết hữu ích và cần thiết từ các website khác để học sinh tham khảo. Dưới đây là ví dụ: 

[​IMG]

Website của bạn về nội dung gì thì bạn có thể search các trường đại học hay chuyên ngành có liên quan đến nội dung đó và dưới đây là một số search strings để bạn có thể tìm dễ dàng hơn: 


site:(tên miền).edu “tên từ khóa của bạn”

site:.edu “tên từ khóa” + “nguồn”
site:.edu: “tên từ khóa” + inurl:links
site:.edu: “tên từ khóa” + “các site khác”

Chỉ 5-10% trong số họ có thể sẽ đăng link của bạn lên. Tuy nhiên, nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với một backlink vô cùng chất lượng và làm thay đổi thứ hạng của bạn trên SERPs. 


9. Submit website của bạn trên các trang phản hồi website
Có rất nhiều các website hiện nay được thiết kế để đưa ra lời khuyên về bố cụ bày trí trang và các tiềm năng khác của website bạn. 

Và gần như tất cả trong số họ cho phép một backlink dofollow trỏ về website của bạn. 

Dưới đây là một ví dụ từ một site tên ConceptFeedback.com: 

[​IMG]

Như bạn thấy, đây là một website cho phép backlink để dofollow và tất cả những gì bạn cần làm submit website với ít mô tả theo hướng mà bạn muốn website của mình cải thiện. 


10. Phương pháp tìm các liên kết hỏng 
Có lẽ phương pháp này đã được nhiều người biết đến. Đó là bạn sẽ tìm những liên kết hỏng của một website có chung niche với mình và sau đó liên hệ với chủ website đó và hỏi ý kiến về việc thay thế bằng bài viết của bạn.

Tuy nhiên bạn có thể mở rộng phạm vi này bằng cách tìm các website mới bị đóng cửa gần đây. Các website bị đóng cửa này chắc chắn có liên kết với rất nhiều các website khác. Chính vì vậy mà bạn có thể lợi dụng tình hình này, tìm kiếm những website có liên kết với website bị đóng cửa để liên hệ với họ về việc thay thế liên kết đó bằng liên kết của mình khi link cũ đã bị cắt đứt. 

Để tìm các site hay pages có liên kết với website bị đóng cửa, bạn có thể sử dụng các công cụ online như Ahrefs, Open Site Explorer hay Majestic SEO.

11. Submit website của bạn lên các trang liệt kê 

Các website liệt kê là những website cho đăng những bài viết nổi bật nhất trong cộng đồng mạng về một chủ đề nào đó. Dưới đây là ví dụ về trang Alltop: 


[​IMG]

Bạn hoàn toàn có thể có được các backlink chất lượng từ các website liệt kê này theo 3 bước đơn giản sau: 



1. Submit website của bạn

2. Thêm một code HTML đặc biệt vào website để xác nhận bạn là chủ sở hữu. 
3. Chờ một người nào đó từ phía bên website dừng lại kiểm tra 
Khi họ đã chấp thuận thì bạn đã có một trang riêng của mình trên web liệt kê này với một backlink dofollow trỏ về trang chủ. 


12. Tìm các công việc Guest Posting trên Twitter
Thực tế thì phương pháp này rất nhiều các SEOer đã sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trên các diễn đàn, các website…Phương pháp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có thể tìm cho mình nhiều nguồn nhận viết Guest posting uy tín. 

Bạn hoàn toàn có thể tìm trên Google hay thậm chí là Twitter như hình bên dưới đây: 

[​IMG]

Một số search strings khi bạn tìm kiếm trong Twitter: 


“your niche” + guest post

“your niche” + guest author
“your niche” + write for us
“your niche” + guest article




13. Scoop It 
Scoot It là một trong những website chất lượng để xây dựng thêm một vài backlink nofollow chỉ trong vài phút. 

Đây là một trang web nơi mọi người tập hợp nội dung yêu thích của họ trên web như kiểu tạp chí. 

Rất nhiều trang cá nhân trên Scoop It có hàng trăm lượt follower. Điều này có nghĩa là nội dung cũng sẽ được nhiều người đọc hơn => sẽ có nhiều backlink hơn. 


Để có thể khiến mọi người đăng bài viết của bạn thì những gì bạn cần làm là sử dụng tính năng gợi ý cho từng trang. 

Bạn có thể tìm một trang Scoop It (sau khi đã đăng nhập) mà có PR cao, rồi bấm vào phần Suggest (như hình bên dưới). Gửi cho họ đường link dẫn đến nội dung của bạn để họ tìm hiểu. Một chuyên gia bình thường có thể được chấp nhận 50% số lượng bài viết mỗi ngày và họ cũng kiếm được hàng tá backlink chất lượng chỉ trong 15 phút làm việc theo cách này. 

14. Infographic
Hầu hết những ai đang làm SEO thì đều biết đến Infographic nhưng chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên vì có khá nhiều cách để có thể tận dụng được nguồn này rất dễ dàng. 

Mọi người luôn cho rằng Infographic đắt và khó để thiết kế. Và họ cũng giả định rằng việc chúng tham gia vào các công việc kỹ thuật như xây dựng liên kết cũng dường như không thể. 

Cả hai giả định trên đều hết sức sai lầm. 


Bạn hoàn toàn có thể thuê thiết kế với giá rất rẻ cho một bức infographic trên odesk, elance, fiverr… .Và theo kinh nghiệm của tôi, cái khó khăn ở đây chính là sự sáng tạo của bạn, điều này còn quan trọng hơn gấp 10 lần tiền công thiết kế. 


Hãy sáng tạo, nghĩ ra cái gì đó sáng tạo và thuê một người thiết kế giá rẻ làm việc đó cho bạn (bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng công cụ Piktochart để tự tạo cho mình một Infographic). 

Một khi bạn đã sẵn sàng thì giờ là lúc tìm kiếm những backlink cho các bức Infographic: 


1. Bước đầu tiên là submit các infographic của bạn lên các site chia sẻ infographic, giống như: 

Visual.ly (PR7)

DailyInfoGraphic.com (PR5)
AmazingInfoGraphics.com (PR4)
OmgInfoGraphics.com (PR3)

2. Sau đó, tiếp cận với các blogger trong niche của bạn và cung cấp cho họ các Infographic với tư cách một khách đăng bài. Để cơ hội được chấp thuận lớn hơn, hãy nói với họ rằng bạn đã biết một mô tả vô cùng chi tiết và “độc” cho website của họ. Điều này tùy thuộc vào khả năng thuyết phục của bạn và chất lượng của Infographic. 


15. Vượt đối thủ đang dẫn đầu 

Kỹ thuật này vẫn được gọi là The Skycraper Technique, nghĩa là bạn tìm ra những nội dung hiện đang đứng top và tìm cách tạo ra những nội dung thậm chí còn tuyệt vời và xuất sắc hơn họ nhiều lần. Cuối cùng, tìm cách liên hệ với các website mà có liên kết với bài viết vượt trội đó mà yêu cầu họ thay thế bằng liên kết của bạn. 

Kỹ thuật này rất khó để thực hiện nhưng chỉ khó ở cách bạn tạo ra nội dung xuất sắc thực sự. Bạn có thể tham khảo thêm từng bước cụ thể tại đây. 


16. Hồ sơ Google+ 
Bạn có biết là hồ sơ Google+ của bạn cho phép các liên kết dofollow dưới dạng văn bản? (Note: Bạn phải thoát đăng nhập khỏi Google thì mới có thể thấy các liên kết này là dofollow)


Với tương tác vừa đủ từ Google+ đến hồ sơ cá nhân của bạn trên mạng xã hội này, bạn hoàn toàn có thể tạo ra được nhiều liên kết chất lượng. 


Giờ là sự lựa chọn của bạn!


Đã đến lúc bạn hãy tự lựa chọn cho mình những phương pháp ưng ý và phù hợp nhất để có thể áp dụng vào thực tế cho website của mình. Để các bạn thực hiện quá trình này dễ dàng hơn, chúng tôi cũng cung cấp thêm các bước chính xác cho từng kỹ thuật đã được nói trên (dạng Tiếng Anh) trong phần cuối của bài viết này. 


Nguồn : seomxh.com

Popular Posts