Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

8 cách tối ưu content dễ bị bỏ qua


Những lỗi SEO này có thể dễ dàng sửa chữa, tuy vậy bạn lại rất dễ dàng bỏ qua nó. Cùng xem chia sẻ của Janet Driscoll Miller về những lỗi thường gặp nhất trong 10 năm làm việc trong ngành này.

Dưới đây là 8 lỗi thường gặp nhất khi tối ưu hóa content cho SEO.

1. Tiêu đề viết tệ hoặc bị trùng lặp

Không biết tại sao mọi website đều muốn bỏ tất cả mọi thứ vào tiêu đề? Trong khi đó, những trang khác lại chỉ có một tiêu đề lặp lại cho tất cả các trang. Một tiêu đề tệ đôi khi lại là một tiêu đề bị nhồi nhét từ khóa khác nhau cho SEO.

Chức năng quan trọng của tiêu đề không chỉ liên quan tới thứ hạng từ khóa mà nó giúp bạn đạt được thứ sau khi đã có thứ hạng. Hãy xem qua ví dụ khi chúng ta tìm từ khóa “Italian restaurants in Charlottesville”


title.jpg ​


Trang đứng nhất tốt cho nên có thứ hạng cao. Tuy nhiên, khi so sánh nó với website đứng thứ 2 thì nó thu kém khá nhiều. Nhà hàng Travinia đã làm tốt công việc của mình và kèm theo cả từ khóa (“Italian,” “wine bar,” “Charlottesville”) trong tiêu đề, nhưng hơn nữa, nó giúp bạn hiểu được về sản phẩm của nhà hàng ngay từ tiêu đề.

Hãy tận dụng tiêu đề để có được lợi thế. Bạn có khoảng 50-60 kí tự cho thông điệp trên tiêu đề. Rõ ràng, với những từ khóa của mình bạn phải quyết định làm sao viết tiêu đề khách hàng cảm thụ được.

2. Meta description viết tệ

Tôi thường quan tâm tới tiêu đề và bạn đồng hành của nó meta description, nó như một cơ hội cho các marketer tận dụng để lôi kéo khách hàng click vào trên kết quả tìm kiếm. Không giống như title, thẻ description tô đậm các từ khóa đã được gõ vào khung tìm kiếm, giúp cho người dùng có thể xác định được kết quả tìm kiếm nào trùng khớp nhiều nhất.

Nhưng thế nữa, ngoài việc chứa từ khóa thì đoạn mô tả này chính là lời kêu gọi để bán hàng. Hãy nghĩ xem tại sao người dùng click vào các kết quả tìm kiếm này, và tận dụng nó. Tôi rất thích nhìn vào các kết quả của ứng cử viên chính trị để xem họ sửa chữa như thế nào. Đây là kết quả tìm kiếm cho “Ted Cruz for President”


Cruz.jpg ​


Một sự bất cân xứng thông tin, khi tiêu đề khi là “Ted Cruz for President” (Ted Cruz ứng cử Tổng thống) thì trong description lại không được cập nhật, nó vẫn còn mô tả từ lúc ông ấy vận động chiến dịch ở Senate 2012. Điều này sẽ gây ra những bối rối cho người dùng, họ sẽ không click vào vì không tin tưởng vào kết quả tìm kiếm.

Mặt khác, Chris Christie lại làm tốt việc của ông ta khi có một đoạn mô tả rất tốt, sáng sủa cho chiến dịch tranh cử trên trang chính thức của ông ấy. Team của ông đã dùng tất cả kí tự có thể để viết một thông điệp như sau:


Christie.jpg ​


Vậy điều gì xảy ra nếu bạn không viết description? Google sẽ tự động chọn cho bạn. Bạn có muốn thế không? Hãy xem kết quả tìm kiếm của ứng cử viên Rand Paul:


paul.jpg ​


Đoạn mô tả này có vẻ như không hay cho lắm. Đó là vì Google đã lấy nó từ trang chủ của website vì không có description nào trong bài viết này.


paulcode-800x97.jpg ​


Trang này có open graph description nhưng nó không có meta description. Và google sẽ không lấy open graph description dùng làm meta description. Hãy nói với người dùng tại sao họ cần click vào kết quả của bạn hơn là các đối thủ khác.

3. Xem xét sitelink

Sitelink được tự tạo bởi Google, nhưng thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra lại xem nó được tạo ra như thế nào. Sitelink là cách tuyệt vời để có được traffic sâu vào trong website, những nơi bạn có thể muốn khác hàng tới. Hãy nhìn vào ví dụ của Ted Cruz:


Cruz.jpg ​


Sitelink thứ 2 là “Here”. Nó dẫn tới trang để đóng góp tiền, nhưng lại không rõ ràng trong kết quả tìm kiếm, sẽ làm mất đi một số lượt đống góp.

Đây là kết quả tìm kiếm cho “Google search console”


 ​


Cũng như bạn đã biết Google Webmaster Tools đổi tên thành Google Search Console vào tháng 5, các site link vẫn là những link cũ. Hãy luôn bảo đảm rằng bạn kiểm tra các sitelink này có lỗi không và cũng có thể mở rộng nó nếu muốn.

4. Thiếu cấu trúc

Kết quả hiển thị tìm kiếm bổ sung (rich snippet) là một cách tốt để kết quả bạn lớn hơn và được nhiều người thấy hơn. Nhưng nếu bạn không thể viết chúng theo cấu trúc, có thể sử dụng công cụ Google’s Data Highlighter (tuy nhiên, nó chỉ tạo được rich snippet cho Google thôi, không phải trên các công cụ tìm kiếm khác)


bestbuy.jpg ​


Mặc dù Best Buy đứng trên Amazon trong kết quả tìm kiếm này, thế nhưng mắt bạn chú ý vào kết quả nào đầu tiên? Kết quả đánh giá/rating của Amazon trong phần bổ sung giúp nó có được nhiều click hơn mặc dù không ở thứ hạng cao nhất.

Nếu bạn có thể, hãy dùng các cấu trúc giúp code hoạt động tốt hơn. Nếu bạn sử dụng những template có sẵn trong CMS của mình thì nó cũng đơn giảm như việc tạo snippet cho các bài đăng vậy. Nhưng nếu bạn không rành lắm thì Google Data Highlighter có thể giúp bạn.

5. Theo dõi Analytics bị hỏng

Analytics là người bạn thân thiết của các marketer và webmaster, nó giúp bạn biết ai vào, ai ra, làm sao họ tới được đó, họ tiếp xúc với website như thế nào. Tuy nhiên, hơn 80% thời gian khi tôi làm SEO thì analytics luôn xảy ra lỗi. Bạn không thể đánh giá được kết quả về traffic nếu như analytics bị lỗi, vì vậy hãy kiểm tra code cẩn thận

Có một công cụ tên là Google Tag Assistant giúp bạn kiểm tra lỗi của các thẻ Google gắn trên website.

6. Nhúng video tệ

Video là một nguồn content tốt cho website, thế nhưng tôi thường thấy các video trên web không tốt cho SEO. Có rất nhiều trang có dùng JavaScript để chèn video như Huyndai Santa Fe trong hình dưới


[​IMG]


Ví dụ trên là một cách thức marketing tốt, thế nhưng video popup này không cho phép trang web đứng thứ hạng cao được. Với tôi thì việc này khiến nó bỏ lỡ cơ hội để có thứ hạng. Thay vào đó, nó lại đưa ra quá nhiều thông tin trên trang. Điều này không hoàn toàn xấu, nhưng tôi sẽ thích được xếp hạng cao hơn.

Ngược lại, Ford chèn video của họ vào các trang bài viết của mình, nhưng lại giúp nó có xếp hạng từ khóa tốt:


ford.jpg ​


Phần description cho chúng ta chính xác video là về cái gì. Hãy cân nhắc khi cho video vào website và cho chúng vào các bài đăng hơn là chèn JavaScript tạo popup.

7. Có quá nhiều code thừa

Chúng ta cần chấm dứt tình trạng này, website của bạn không cần những dòng code đó. Các dòng code thừa sẽ khiến website load chậm hơn. Google cũng đã đưa ra các gợi ý để có thể giảm thiểu code và tối ưu hóa tốc độ site. Hãy sử Google’s PageSpeed Insights Tool, điền URL website của bạn vào và xem gợi ý chỉnh sửa.

Tuy nhiên, công cụ của google cho bạn biết được thông tin về các dòng code cũ trên web. Ví dụ, bạn sử dụng một công cụ tự động và thay bằng công cụ khác như chưa bỏ dòng code trước đó, và nó thừa ra. Một trong những công cụ giải quyết chuyện này là Plugin Ghostery cho Chrome. Nó cho phép bạn theo dõi các mã tracking code trên website để biết có đoạn nào thừa không, cho dù bạn không biết cả HTML. Nếu bạn rành HTML thì hãy tự kiểm tra code của mình và tìm xem có thể xóa bớt thứ gì.

8. Không có XML sitemap

Tôi đã từng làm một nghiên cứu xem bài viết của mình bao lâu thì được index khi nó xuất hiện trong XML sitemap hoặc sitemap đăng kí với Google Search Console. Và kết quả là 8 giây.

Có thể nói nó được index nhanh hơn cả chuyện tôi mở trình duyệt và tìm kiếm. Bạn viết content tốt thì phải đảm bảo rằng nó được index càng sớm càng tốt để tăng thứ hạng. Để tạo XML sitemap, bạn có thể sử dụng các plugin sẵn có cho CMS ví dụ như Yoast SEO cho WordPress.


8 CÁCH TỐI ƯU CONTENT DỄ BỊ QUA

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts