Một vấn đề mà có lẽ nhiều người dùng smartphone phàn nàn nhất hiện nay là thời gian pin. Đây là chủ đề chắc ai cũng đã từng nghe nhiều thông tin tư vấn nên làm và không nên những làm gì với viên pin smartphone của mình.
Thực tế, có nhiều lời "tư vấn" về pin smartphone là không chính xác. Dưới đây là tổng hợp của trang công nghệ Stuff (Anh) về những tư vấn về pin smartphone có lẽ bạn đã nghe nhiều nhưng hãy đừng tin.
1) Sạc điện thoại quá nhiều lần sẽ làm hỏng pin
Sạc điện thoại quá nhiều lần sẽ làm hỏng pin |
Thực tế, tuổi thọ pin không liên quan đến số lần sạc mà phụ thuộc vào số chu kỳ sạc. Trong khi đó, chu kỳ sạc pin tùy thuộc vào dung lượng, chứ không phải số lần sạc. Chẳng hạn, nếu bạn sạc được 50% cho viên pin 2000 mAh thì viên pin đó cần sạc thêm 1.000 mAh nữa mới hoàn tất một chu kỳ sạc.
Mỗi viên pin đều có tuổi thọ pin hữu hạn hay nói cách dễ hiểu hơn là có số chu kỳ sạc nhất định. Tuy nhiên, số chu kỳ sạc thường là con số hàng nghìn nên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi thông thường thì chúng ta sẽ thay điện thoại mới trước khi thấy pin chết.
Như vậy, lời khuyên chính xác ở đây là cứ sạc điện thoại khi nó cần được sạc. Nhưng cũng không nên để máy sạc quá lâu vì như vậy nhiệt độ của máy sẽ tăng lên và làm ảnh hưởng đến chất lượng pin.
2) Đừng sạc điện thoại qua đêm
Đừng sạc điện thoại qua đêm |
Nhiều người tin rằng sạc điện thoại qua đêm sẽ làm pin quá no và có hại cho pin. Điều này có thể đúng với các điện thoại cơ bản trước đây, còn smartphone hiện nay đều đủ thông minh để phát hiện khi nào pin đầy và cần ngắt sạc vào. Chính vì vậy, bây giờ bạn cứ yên tâm cắm sạc smartphone qua đêm.
3) Đợi đến khi pin hết hẳn hãy sạc
Đợi đến khi pin hết hẳn hãy sạc |
Lâu nay vẫn có người tin rằng sạc điện thoại khi pin vẫn còn vài chục phần trăm có thể khiến điện thoại tưởng rằng đó là mốc hết pin mới, do đó dần dần làm giảm dung lượng tối đa của pin. Niềm tin đó bắt nguồn từ các công nghệ pin NiMH (nickel metal hydride) và NiCd (nickel cadmium) thế hệ cũ bị "hiệu ứng nhớ". Các loại pin công nghệ cũ này cần phải được dùng hết sạch xuống 0% sau mỗi lần sạc đầy để bảo toàn được dung lượng.
Thế nhưng các thiết bị hiện đại ngày nay dùng pin Lithium Ion (Li-Ion), vốn có nguyên lý hoạt động khác pin Nickel và không bị hiệu ứng nhớ nên có thể yên tâm sạc cả khi pin chưa cạn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất pin vẫn khuyên người dùng nên xả sạch pin rồi sạc đầy trở lại khoảng 1 tháng/lần. Việc này sẽ giúp tăng tối đa tuổi thọ pin.
4) Điện thoại không dùng chỉ để cất trữ thì không cần sạc
Điện thoại không dùng để cất trữ thì không cần sạc |
Đừng làm như vậy. Điện thoại không dùng mà để hết pin quá lâu có thể làm pin rơi vào trạng thái hết pin sâu, hiểu nôm na như là pin rơi vào trạng thái hôn mê. Sau nay khi cần dùng lại, pin có thể không sạc vào được nữa. Điều này hết sức nguy hiểm, đặc biệt là với các điện thoại pin liền.
Khi không dùng điện thoại lâu ngày, bạn nên sạc pin khoảng 50% để ở nơi khô dáo, không bị ẩm và tránh nơi quá nóng. Sau khoảng 6 tháng không dùng nên kiểm tra điện thoại và sạc lại về mức 50% nếu pin bị hao nhiều.
5) Nếu có dự định cất trữ thì nên sạc đầy pin cho điện thoại
Nếu có dự định cất trữ thì nên sạc đầy pin cho điện thoại |
Nếu bạn nghĩ như vậy thì cũng nên thay đổi, bởi điều đó là không đúng. Bảo quản điện thoại khi pin đang ở mức sạc đầy cũng làm giảm dung lượng gốc của pin và vì thế làm giảm tuổi thọ của pin. Lời khuyên tương tự như phía trên là nên sạc khoảng 50%. Apple cũng khuyến cáo người dùng nên sạc pin tới 50% nếu không có ý định dùng máy trong khoảng 6 tháng trở lên.
6) Nóng không làm hỏng pin
Nóng không làm hỏng pin |
Tất cả các loại pin đều tự xả và bị giảm chất lượng (hao mòn) khi nhiệt độ tăng. Do đó nếu bạn đặt điện thoại dưới trời nắng thì máy sẽ bị nóng lên và làm suy giảm pin. Tốt nhất là đừng để điện thoại ở môi trường trên 35 độ C, đặc biệt là khi máy đang sạc (máy sẽ bị nóng hơn vào lúc sạc).
7) Lạnh không ảnh hưởng đến pin điện thoại
Lạnh không ảnh hưởng đến pin điện thoại |
Điện thoại có giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa về nhiệt độ. Tiếp xúc nhiều với nhiệt độ quá thấp cũng có thể làm giảm tuổi thọ pin và khiến pin hao nhanh hơn. Trên lý thuyết, điện thoại có thể trụ được ở nhiệt độ âm 22 độ C nhưng thực tế thì dưới 0 độ C đã có thể khiến điện thoại hoạt động không được ổn định như tự động tắt, hao pin nhanh hơn bình thường.
8) Điện thoại không cần nghỉ ngơi
Điện thoại không cần nghỉ ngơi |
Điện thoại cũng như máy tính có thể chạy liên tục trong nhiều tháng nhưng đôi lúc chúng ta cũng nên cho nó nghỉ ngơi. Tắt điện thoại tạo cơ hội cho máy khởi động lại giúp hiệu chỉnh những lỗi ứng dụng phát sinh trong quá trình sử dụng và vô hiệu những ứng dụng đang âm thầm chạy ngầm, gây tốn pin mà chúng ta không biết.
9) Không nên dùng điện thoại khi đang sạc
Không nên dùng điện thoại khi đang sạc |
Đây cũng là lời khuyên không chính xác xuất phát từ những vụ nổ điện thoại hoặc bị điện giật khi dùng điện thoại đang sạc. Thực tế thì điều này thường chỉ xảy ra trong những trường hợp chúng ta dùng củ và cáp sạc kém chất lượng của bên thứ ba, không phải là củ và cáp sạc đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
nguồn : vnreview
theo Stuff
Tag : pin điện thoại, pin smarthphone, điện thoại thông minh, tiết kiệm pin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét